Quy Định Vận Chuyển Hàng Quá Khổ Quá Tải và Một Số Lưu Ý

Vận chuyển hàng hóa đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mang lại nhiều tiện ích giúp tiết kiệm thời gian và chi phí hơn cho doanh nghiệp. Trong đó, dịch vụ vận chuyển hàng quá khổ quá tải là 1 trong nhiều dịch vụ vận chuyển đang được rất nhiều công ty, doanh nghiệp quan tâm bởi nó có khả năng vận tải số lượng hàng hóa lớn cùng lúc, thuận tiện cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà không phải tốn nhiều chi phí hay thời gian chờ đợi.

Hàng quá tải, hàng quá khổ là gì?

Vận chuyển hàng hóa có kích cỡ, trọng tải lớn nhưng khó có thể chia nhỏ được chia thành hai hình thức vận tải đó là vận chuyển hàng quá tải và vận chuyển hàng quá khổ. Nếu bạn đang thắc mắc không biết phân biệt 2 loại hàng này thì dưới đây sẽ đưa ra một số đặc điểm để bạn có thể dễ dàng phân biệt chúng như sau:

Hàng quá khổ là gì?

Hàng quá khổ là những kiện hàng, sản phẩm có kích thước lớn vượt quá mức chứa cho phép của phương tiện vận chuyển thông thường. Đồng thời các kiện hàng này cũng không thể chia nhỏ để vận chuyển được bởi đa số chúng có chiều rộng vượt trên 2.5m, chiều cao hơn 4.35m và chiều dài có thể tới hơn 20m. 

Nếu vận chuyển hàng quá khổ bằng các phương tiện thông thường như xe tải dù có tải trọng lớn thì vẫn sẽ khiến thùng xe bị chèn ép gây ảnh hưởng đến kiện hàng lẫn phương tiện vận chuyển bởi kích thước cồng kềnh, to lớn.

Để vận chuyển hàng quá khổ thì đơn vị cung cấp dịch vụ cần chuẩn bị các phương tiện vận chuyển lớn phù hợp để hàng hóa được đảm bảo an toàn vận chuyển đến nơi yêu cầu mà không gây ảnh hưởng đến các phương tiện khác đang lưu thông trên đường.

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Hàng quá khổ là những kiện hàng có kích thước lớn vượt mức chứa quy định

Hàng quá tải là gì?

Khác với hàng quá khổ thì hàng quá tải là những kiện hàng, sản phẩm có khối lượng lớn, vượt quá mức trọng tải quy định của phương tiện vận chuyển thông thường. Những kiện hàng này có thể nặng tới hơn 20 tấn đối với vận chuyển đường bộ và đường sông, đối với vận chuyển hàng không thì hàng quá tải có thể đạt hơn 32 tấn. 

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Những kiện hàng có khối lượng quá tải có thể gây hư hại các phương tiện vận chuyển thông thường

Vận chuyển hàng quá tải nếu không chú ý có thể gây ra tai nạn khi lưu thông trên đường, khiến mặt đường bị lún, xuống cấp bởi trọng lượng nặng và cùng với đó có thể làm hư hỏng phương tiện vận chuyển khi quá tải.

Vì thế, cần chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ vận tải đầy đủ đối với hàng quá khổ quá tải, nhân viên kỹ thuật, tài xế vận chuyển lành nghề và giàu kinh nghiệm điều khiển phương tiện thành thạo giúp viện vận chuyển hàng hóa thuận lợi và an toàn hơn.

Chọn phương tiện vận chuyển hàng quá khổ quá tải phù hợp

Vận chuyển hàng quá khổ quá tải bằng phương tiện vận chuyển không phù hợp có thể gây ra nhiều thiệt hại không những ảnh hưởng đến hàng hóa mà còn có thể gây nguy hiểm đến các phương tiện khác khi đang lưu thông trên đường. 

Vì thể, lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp là điều vô cùng quan trọng. Cần lựa chọn phương tiện có kích thước và trọng tải đủ lớn phù hợp với các đặc điểm của kiện hàng và tuân thủ an toàn giao thông khi vận chuyển. 

Cần so sánh các thông số kỹ thuật của phương tiện vận chuyển cùng các chứng nhận kiểm định an toàn để tránh trường hợp sử dụng phương tiện không đạt chất lượng, an toàn theo quy định của pháp luật.

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Lựa chọn các phương tiện hỗ trợ vận chuyển phù hợp đối với hàng quá khổ quá tải

Căn cứ theo chương III của Thông tư 07/2010/TT-BGTVT, các phương tiện vận chuyển hàng quá khổ quá tải bằng đường bộ phải đáp ứng các quy định đã nêu để được lưu thông hợp pháp.

Trong đó, khi vận chuyển hàng quá khổ quá tải cần sử dụng các loại rơ moóc kiểu module để ghép nối các kiện hàng cần có giấy chứng nhận ghi rõ: “Được phép ghép nối các module với nhau”.

Cũng theo phụ lục 2 của Thông tư này, một số phương tiện vận chuyển hàng quá khổ quá tải gồm có:

– Mooc lùn (Fooc lùn): Là vật dụng dùng trong việc móc với đầu máy xe tải, chúng thường dùng để đặt các kiện hàng hoặc cont Flatrack cỡ lớn. Mooc lùn có đa dạng kích thước cố định khác nhau. Khi vận chuyển, tùy vào kích thước của kiện hàng mà lựa chọn các loại rơ mooc phù hợp.

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Mooc lùn có nhiều kích thước khác nhau hỗ trợ nhiều kiện hàng có khối lượng đa dạng

– Mooc rút: Cũng có tác dụng tương tự mooc lùn tuy nhiên chúng còn có khả năng kéo dài hoặc thu ngắn kích thước nhờ vào thiết kế kéo rút.

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Mooc rút có khả năng kéo dài hoặc rút lại tùy chỉnh theo kích thước kiện hàng

– Trailer: Là một loại rơ mooc chuyên dùng trong vận chuyển các mặt hàng siêu trọng. Để có khả năng nâng đỡ hàng hoá khối lượng, kích thước lớn, các trailer phải sử dụng nguyên lý thủy lực để nâng khối trọng của hàng.

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Vận chuyển hàng quá khổ quá tải bằng rơ mooc trailer thủy lực

Quy định khi vận chuyển hàng quá khổ quá tải

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008, khi vận chuyển hàng quá khổ quá tải cần lưu ý một số quy định như sau:

Điều 12. Quy định về hàng siêu trường, siêu trọng

1. Hàng siêu trường là hàng không thể tháo rời, khi xếp lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau:

a) Chiều dài lớn hơn 20,0 mét;

b) Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét;

c) Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở container lớn hơn 4,35 mét.

2. Hàng siêu trọng là hàng không thể tháo rời, có trọng lượng lớn hơn 32 tấn.

Điều 13. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng là phương tiện có kích thước, tải trọng phù hợp với loại hàng hóa vận chuyển; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.

2. Trường hợp các rơ moóc kiểu module có tính năng ghép nối được với nhau sử dụng để chở hàng siêu trường, siêu trọng, cơ quan đăng kiểm xác nhận vào Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe với nội dung: “Được phép ghép nối các module với nhau và phải có Giấy phép lưu hành xe do cơ quan có thẩm quyền cấp phép”.

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Một số quy định cần biết khi vận chuyển hàng quá khổ quá tải lưu thông trên đường bộ

Điều 14. Lưu hành phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ

1. Phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ phải thực hiện theo các quy định Điều 11 của Thông tư này.

2. Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng khi lưu thông trên đường bộ phải tuân thủ các điều kiện quy định ghi trong Giấy phép lưu hành xe; đồng thời tuân thủ chỉ dẫn của người điều hành hỗ trợ dẫn đường, hộ tống (nếu có).

3. Các trường hợp phải có xe hỗ trợ dẫn đường, hộ tống:

a) Khi xếp hàng hóa lên phương tiện vận chuyển có một trong các kích thước bao ngoài (của tổ hợp phương tiện và hàng hóa xếp trên phương tiện) như sau: chiều rộng lớn hơn 3,5 mét; chiều dài lớn hơn 20 mét;

b) Tại vị trí công trình phải gia cường đường bộ.

4. Các trường hợp phải khảo sát đường bộ:

a) Khi xếp hàng lên phương tiện có một trong các kích thước bao ngoài như sau: chiều rộng lớn hơn 3,75 mét hoặc chiều cao lớn hơn 4,75 mét hoặc chiều dài lớn hơn 20 mét đối với đường cấp IV trở xuống hoặc lớn hơn 30 mét đối với đường cấp III trở lên;

b) Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có tổng trọng lượng của xe hoặc có tải trọng trục xe vượt quá khả năng khai thác của đường bộ.

Trách nhiệm của bên vận chuyển hàng quá khổ quá tải 

Lựa chọn phương tiện vận chuyển phù hợp thôi vẫn chưa đủ, người lái phương tiện vận chuyển hàng quá khổ quá tải có đủ kỹ năng và chứng nhận pháp lý để được phép lưu hành và đảm bảo an toàn khi vận chuyển hay không cũng vô cùng quan trọng. 

Vì vậy, khi sử dụng dịch vụ thuê vận chuyển hàng hóa các doanh nghiệp cũng cần đảm bảo kiểm tra kỹ càng giấy chứng nhận cũng như có các điều khoản cam kết trách nhiệm rõ ràng để tránh trường hợp vi phạm pháp luật.

Các yêu cầu cần có của bên vận chuyển hàng quá khổ quá tải gồm có:

– Phải có giấy đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật và đáp ứng đầy đủ điều kiện kinh doanh theo quy định hiện hành.

– Đội ngũ lái xe, cán bộ kỹ thuật, công nhân vận chuyển, xếp dỡ lành nghề có khả năng sử dụng phương tiện vận chuyển và các thiết bị chuyên dùng hiệu quả.

– Chủ động phối hợp với các bộ phận liên quan khi tiến hành thiết kế phương án vận chuyển (khảo sát hành trình xe chạy, địa hình vị trí nơi xếp dỡ hàng hóa, tốc độ xe đi, thời gian đi, điểm đỗ…) vận chuyển hàng khổ quá tải để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho người và hàng hóa khi lưu thông trên đường.

Cam kết đầy đủ trách nhiệm khi tham gia giao thông, vận chuyển hàng quá khổ quá tải không những giúp bảo đảm an toàn cho hàng hóa, phương tiện vận chuyển mà điều này còn giúp hạn chế tối đa gây cản trở giao thông, không gây ảnh hưởng và bảo vệ sự an toàn dành cho các phương tiện vận chuyển nhỏ hơn khi lưu thông cùng lúc.

Quy định xử phạt xe vận chuyển hàng quá khổ quá tải

Khi vi phạm trong quá trình vận chuyển hàng quá khổ quá tải, người lái xe lẫn đơn vị vận chuyển sẽ phải chịu các mức xử phạt sau đây:

Mức xử phạt đối với xe chở quá khổ

Mức xử phạt xe chở quá khổ hiện nay được quy định rõ khoản 3 Điều 33 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Trong đó, khi tài xế có hành vi vận chuyển hàng hóa vượt khổ giới hạn cho phép của cầu, đường ghi trong Giấy phép lưu hành hoặc điều khiển xe chở hàng quá khổ giới hạn của cầu, đường tham gia giao thông, trừ trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng, mức xử phạt từ 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng.

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Mức xử phạt đối với xe vi phạm vận chuyển quá khổ có thể lên tới 5 triệu đồng

Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo, ô tô và các loại xe tương tự ô tô), cùng Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng.

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, trong trường hợp người điều khiển phương tiện chở hàng hóa quá khổ gây hư hại cầu, đường cũng sẽ tiếp tục bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải khôi phục lại tình trạng cầu, đường ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm quá khổ gây ra.

Mức xử phạt đối xe chở quá tải

Đối với xe vận chuyển hàng quá tải vi phạm quy định khi lưu thông trên đường sẽ có các mức phạt như sau:

  1. Nếu quá tải 10% – 20%: Phạt tiền từ 2.000.000 – 3.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
  2. Nếu quá tải 20% – 50%: Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
  3. Nếu quá tải 50% – 100%: Phạt tiền từ 5.000.000 – 7.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
  4. Nếu quá tải 100% – 150%: Phạt tiền từ 7.000.000 – 8.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng)
  5. Nếu quá tải trên 150%: Phạt tiền từ 14.000.000 – 16.000.000 triệu đồng (trường hợp có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng).

* Lưu ý: Trường hợp xe có Giấy phép lưu hành còn giá trị sử dụng nhưng tổng trọng lượng (khối lượng toàn bộ) của xe hoặc tải trọng trục xe (bao gồm cả hàng hóa xếp trên xe nếu có) lại vượt quá quy định trong Giấy phép lưu hành thì có cùng mức phạt như đã nêu.

Một số lưu ý khi vận chuyển hàng quá khổ quá tải

Để vận chuyển hàng quá khổ quá tải đảm bảo an toàn tuyệt đối từ khi bắt đầu vận chuyển cho đến điểm dừng, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

vận chuyển hàng quá khổ quá tải
Một số lưu ý cần biết khi vận chuyển hàng quá khổ quá tải
  • Vận tải hàng quá khổ khó khăn hơn nhiều so với những loại hàng thông thường bởi chúng có kích thước và khối lượng lớn vì thế khi vận chuyển cần kết hợp nhiều loại phương tiện vận chuyển hỗ trợ để hàng hóa được vận tải dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Cần đào tạo và sắp xếp đội ngũ hỗ trợ vận chuyển và tài xế chuyên nghiệp, có kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn đầy đủ trong việc vận tải và giám sát, kiểm tra các quy trình vận chuyển theo đúng kế hoạch một cách bài bản, chất lượng để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hàng hóa lẫn con người trong quá trình vận chuyển.
  • Những loại hàng hóa quá khổ quá tải thường gặp khi vận chuyển như: hàng hóa dự án, sắt thép dài, ống thiết bị lớn, bồn vệ sinh Công nghiệp,…
  • Các phương tiện, thiết bị chuyên dụng hỗ trợ vận chuyển hàng quá khổ quá tải đều phải được cấp giấy phép và kiểm định chất lượng kỹ càng thì mới được phép lưu thông, còn nếu không sẽ bị bắt và thu giữ do vi phạm quy định của luật giao thông đường bộ.

Vận chuyển hàng hóa quá khổ quá tải là công việc vô cùng khó khăn và cũng rất nguy hiểm. Vì thế, cần có kế hoạch vận chuyển cụ thể cùng với các cam kết đảm bảo rõ ràng để quá trình vận chuyển hàng hóa diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.

Sau đây là bài viết về các quy định vận chuyển hàng hóa quá khổ quá tải mà bạn cần biết khi vận chuyển hàng hóa có kích thước, tải trọng lớn để có thể tuân thủ theo đúng pháp luật của nhà nước khi lưu thông trên đường, đảm bảo an toàn cho hàng hóa và mọi người khi vận chuyển trên đường.

One thought on “Quy Định Vận Chuyển Hàng Quá Khổ Quá Tải và Một Số Lưu Ý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *