Một số quy định vận chuyển hàng hóa bằng ô tô quan trọng

Quy định vận chuyển hàng hóa bằng xe tải, xe ô tô được cập nhật mới nhất mà các đơn vị công ty vận tải cung cấp các loại hình vạn tải như vận chuyển hàng hóa, cho thuê xe tải chở hàng… đều phải nắm được những quy định này. Sau đây là những quy định về việc vận chuyển hàng hóa quan trong cần biết.

Quy định về phù hiệu xe tải

Phù hiệu xe tải hay còn gọi là tem xe. Đây là giấy phép do Bộ Giao Thông Vận Tải quy định và bắt đầu áp dụng từ tháng 07/2015. Có thể hiểu đơn giản rằng đây chính là giấy phép kinh doanh vận tải, được gắn ở phía trước kình chắn gió của xe và ở bên phải người lái. Theo Nghị định 86/2014/NĐ-CP và Thông tư 63/2014/TT-BGTVT, tất cả các phương tiện ô tô phục vụ mục đích kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp thiết bị giám sát hành trình và phải có Phù hiệu xe tải đến trước tháng 07/2018. Bên cạnh đó xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định còn phải xin cấp thêm văn bản chấp nhận khai thác tuyến, tần suất xe,…

Quy định về thuê chở và nhận chở hàng đối với ô tô

Các đơn vị vận tải ô-tô (dưới đây gọi tắt là bên vận tải) và các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức, đoàn thể, tư nhân có hàng chuyên chở bằng ô-tô (dưới đây gọi tắt là chủ  hàng) có trách nhiệm chấp hành các nguyên tắc về thuê chở và nhận chở như sau:

a) Thuê chở có thể thuê cả chuyến xe, thuê chở hàng lẻ hoặc thuê khoán chở từng khối lượng hàng nhất định.

b) Hai bên phải trao đổi kế hoạch vận tải hàng năm, hàng quý, hàng tháng, theo đúng thể lệ hiện hành của Nhà nước.

c) Sau khi Nhà nước đã duyệt và công bố chỉ tiêu kế hoạch vận tải, hai bên phải cùng nhau ký kết các loại hợp đồng vận tải theo đúng chế độ hợp đồng kinh tế hiện hành.

d) Trước khi gửi hàng 48 tiếng đồng hồ, bên chủ hàng phải làm giấy xin xe, bên vận tải phải trả lời cho chủ hàng biết trước ngày, giờ đưa xe đến chở hàng.

e) Đối với những loại hàng quý, không có giá trên thị trường, khi làm giấy gửi hàng bên chủ hàng phải khai giá. Giá hàng khai phải phù hợp với biểu giá hàng hoá của Nhà nước. Trường hợp hàng gửi không có trong biểu giá của Nhà nước thì giá khai do hai bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì do Hội đồng vật giá quyết định.

Hàng gửi có khai giá phải trả thêm cước phí do thể lệ giá cước quy định.

g) Nếu một bên là tư nhân thì hợp đồng vận tải phải được ký kết theo Chỉ thị 103-TTg ngày 18-3-1961 của Thủ tướng Chính phủ.

Quy định về thứ tự ưu tiên khi vận chuyển

Những hàng hoá lưu thông không trái với luật lệ hiện hành của Nhà nước đều được nhận chở và quyền ưu tiên vận chuyển sẽ dành cho hàng đã có kế hoạch vận chuyển dự trù trước và đã ký hợp đồng vận tải. Hàng gửi trước hoặc xin xe trước thì được chở trước. Hàng gửi sau hoặc xin xe sau thì được chở sau. Nếu nhiều chủ hàng gửi hàng hoặc xin xe cùng một lúc để vận chuyển cùng một thời gian, mà khả năng phương tiện của bên vận tải không đủ, thì ưu tiên vận chuyển phải được thi hành theo thứ tự quy định như sau:

Hàng tươi, hàng dễ biến chất;

Hàng nguy hiểm;

Hàng thường.

Những hàng hoá vận chuyển đột xuất kể ở điều 7 dưới đây không thuộc phạm vi áp dụng điều này

Xem thêm: Cách lựa chọn loại xe tải, kích thước phù hợp với các loại hàng hóa

Quy định về việc những hàng hoá không nhận chở

Bên vận tải có quyền không nhận chở những loại hàng hoá sau đây:

a) Hàng cấm lưu thông, hàng hoá phải có giấy phép lưu thông mà bên chủ hàng không có hoặc giấy tờ không hợp lệ;

b) Hàng hoá đã có lệnh của Nhà nước cấm chuyên chở ngược chiều;

c) Hàng hoá cần có thiết bị đặc biệt để bảo đảm an toàn và bảo đảm phẩm chất mà bên vận tải không có loại thiết bị ấy, trừ trường hợp bên chủ hàng có khả năng cung cấp thiết bị;

d) Hàng hoá mà bao bì không bảo đảm an toàn trong khi vận chuyển.

Quy định về việc Vận chuyển hàng hoá quá khổ và quá nặng

Đối với những hàng hoá quá khổ hoặc quá nặng vượt kích thước hoặc quá mức trọng tải của các loại xe mà bên vận tải hiện có, hoặc vượt quá mức chịu đựng của đường, cầu, phà trong vùng cần vận chuyển, bên chủ hàng cần bàn bạc trước từ 10 ngày đến một tháng với cơ quan giao thông vận tải hoặc bên vận tải nơi hàng đi.

Nếu bên vận tải nơi hàng đi không tìm được biện pháp giải quyết thì báo cáo với cơ quan giao thông vận tải cấp trên. Nếu là xí nghiệp vận tải thì báo cáo lên Ty hay Sở Giao thông vận tải.

Quy định về trường hợp vận chuyển đột xuất

a) Bên vận tải chỉ nhận vận chuyển những trường hợp đột xuất có tính chất khẩn cấp khi có lệnh của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hay của các Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, như cứu đói, cứu mùa màng, chống bão lụt, chống dịch, chống hạn hoặc phục vụ an ninh và quốc phòng. Nếu vì thi hành các lệnh này mà phải tạm hoãn việc thực hiện các hợp đồng vận tải đã ký với các chủ hàng khác thì bên vận tải phải báo cho bên chủ hàng biết, đồng thời báo cáo lên Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng trọng tài cùng cấp. Nhưng hàng hoá bị hoãn lại phải được tiếp tục vận chuyển ngay sau khi bên vận tải đã thi hành xong lệnh của Thủ tướng Chính phủ hoặc của các cấp nói trên.

b) Trong những trường hợp vận chuyển đột xuất khác, bên vận tải chỉ nhận chở nếu có khả năng hoặc khi có lệnh của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hoặc của Ủy ban hành chính các khu, tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng bên chủ hàng phải trả thêm cho bên vận tải một khoản tiền bằng 2% giá cước vận chuyển. Nếu không có khả năng nhưng phải thi hành lệnh của cấp trên thì ngoài việc trả thêm 2%, bên chủ hàng còn phải đài thọ phí tổn cho bên vận tải nếu vì vận chuyển hàng đột xuất đã làm lỡ hợp đồng mà bên vận tải đã ký với các chủ hàng khác.

Trong trường hợp này, nếu khối lượng hàng lớn hoặc phải vận chuyển từ luồng này qua luồng khác thì nhất thiết phải thương lượng với các cơ quan giao thông vận tải.

Nếu khối lượng hàng ít và chỉ vận chuyển trong phạm vi một luồng thì chủ hàng có thể trực tiếp thương lượng thoả thuận với bên vận tải.

Quy định giao nhận hàng hoá

Tuỳ theo tính chất của từng loại hàng hoá mà hai bên chủ hàng và vận tải quy ước với nhau trong hợp đồng và ghi vào giấy vận chuyển là giao nhận theo số lượng, trọng lượng, thể tích hoặc vừa số lượng, vừa trọng lượng kết hợp.

Hàng hóa nhận để chở đi theo nguyên tắc nào thì khi trả cũng theo nguyên tắc ấy, nghĩa là nhận theo số lượng thì trả theo số lượng, nhận theo trọng lượng thì trả theo trọng lượng…

Hàng hoá đóng gói trong thùng, hòm, bao… có gắn xi, cặp chì, thì khi trả hàng, thùng hòm, bao phải nguyên vẹn, xi, chì không mất dấu. Nếu hàng hoá thuộc loại có hao hụt trong thời gian vận chuyển thì ghi rõ tỷ lệ hao hụt vào hợp đồng vận tải và giấy vận chuyển. Nếu không thể ghi rõ tỷ lệ hao hụt thì giải quyết như điều 22 của điều lệ này.

Quy định về thời hạn vận chuyển

Hai bên chủ hàng và vận tải tuỳ theo từng loại đường mà định thời hạn vận chuyển, ghi vào hợp đồng vận tải và giấy vận chuyển.

Nếu chủ hàng đảm nhiệm việc xếp dỡ thì thời hạn vận chuyển tính từ khi xếp xong hàng lên xe cho đến khi mang hàng đến địa điểm trả hàng.

Nếu bên vận tải đảm nhiệm việc xếp dỡ thì thời hạn vận chuyển bao gồm cả thời gian xếp dỡ hàng lên xuống xe.

Nếu bên vận tải chuyên chở hàng chậm quá thời hạn đã ký kết thì phải bồi thường cho chủ hàng theo điều 45 của điều lệ này.

Quy định về việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển

Trong thời gian vận chuyển, bên vận tải có trách nhiệm bảo quản tốt hàng hoá. Nếu hàng hoá bị mất mát hư hỏng, bên vận tải phải bồi thường cho chủ hàng, trừ những trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại vì tai nạn mà bên vận tải đã chuẩn bị mọi phương pháp đề phòng và hết sức chống đỡ nhưng không thể phòng ngừa hay khắc phục được.

b) Hàng hoá đóng gói đã được quy ước giao nhận theo số lượng mà khi trả hàng, thùng, hòm, bao bì nguyên vẹn dấu cặp chì, gắn xi, niêm phong, đai kiện không thay đổi, nhưng hàng hoá ở bên trong bị thiếu hoặc hư hỏng.

c) Trong thời gian vận chuyển nếu việc bảo quản được tốt nhưng bản thân hàng hoá tự biến chất, thối nát, bốc hơi và hao hụt tự nhiên (nếu hai bên đã thoả thuận với nhau về tỷ lệ hao hụt thì giải quyết theo mức độ thoả thuận).

d) Hàng hoá bị các cơ quan kiểm soát của Nhà nước tịch thu.

đ) Hàng hoá phải huỷ bỏ hoặc trưng thu, trưng dụng do lệnh của Nhà nước.

e) Hàng hoá bị mất mát, hư hỏng vì người áp tải của bên chủ hàng không làm tròn nhiệm vụ đã ghi trong hợp đồng.

g) Hàng hoá tự biến chất, hư thối, bốc hơi hoặc giảm phẩm chất trong trường hợp xe bị các cơ quan kiểm soát của Nhà nước giữ lại quá thời hạn vận chuyển mà không do lỗi của bên vận tải.

h) Hoả hoạn không do lỗi của bên vận tải.

i) Dịch tễ hay bệnh hoạn đối với động vật chuyên chở.

k) Ký mã hiệu thiếu hoặc sai.

Bên trên là tổng hợp tất cả các quy định quan trọng về việc vận chuyển hàng hóa bằng ô tô

Nguồn: Thư Viện Pháp Luật (thuvienphapluat.vn) – Chi tiết tại đây

Từ khóa liên quan

  • Quy định về giao nhận hàng hóa
  • thông tư 63/2014/tt-bgtvt
  • Các giấy tờ cần thiết khi vận chuyển hàng hóa
  • Quy định về vận chuyển hàng hóa trên đường
  • Nghị định về vận chuyển hàng hóa
  • Quy định vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
  • Quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *